Việt Nam may mắn sở hữu một số điều kiện tự nhiên rất tốt cho việc phát triển năng lượng gió ở khu vực châu Á, đặc biệt là điện gió ngoài khơi.

1. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các dự án điện gió xa bờ

Theo báo cáo ‘Lộ trình gió ngoài khơi tại Việt Nam’ của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tiềm năng đạt được công suất gió ngoài khơi từ 11GW đến 25GW cho đến năm 2035, có thể tạo ra tới 700.000 việc làm mỗi năm và giảm thiểu được 217 triệu tấn khí thải CO2.

Việt nam có một lợi thế lớn khi có các khu vực đông dân ven biển và các khu vực có tốc độ gió cao, nơi mực nước tương đối nông. Việt Nam cũng sở hữu lực lượng lao động lành nghề trong lĩnh vực ngoài khơi, năng lực sản xuất mạnh mẽ và các bến cảng đã được gia cố hiện có.

Bản đồ tốc độ gió ở Việt Nam – Các khu vực ngoài khơi Bình Thuận và Ninh Thuận đang có tiềm năng gió tốt nhất cả nước [nguồn: Global Wind Atlas]

Bản đồ tốc độ gió ở Việt Nam – Các khu vực ngoài khơi Bình Thuận và Ninh Thuận đang có tiềm năng gió tốt nhất cả nước [Nguồn: Global Wind Atlas]

Như thể hiện trong bản đồ dưới đây, tốc độ gió cao nhất và các vị trí gió ngoài khơi tốt nhất tập trung ở ngoài khơi Bình Thuận và Ninh Thuận. Có thể thấy từ trên xuống dưới dọc theo bờ biển tốc độ gió tốt nằm ở các khu vực xa bờ.

Sự kết hợp giữa các yếu tố như tiềm năng gió tốt, vùng nước nông, các thành phố ven biển, bến cảng hiện có và lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển điện gió ngoài khơi. Việt Nam nắm giữ vị trí độc nhất vô nhị để theo đuổi năng lượng gió ngoài khơi như một nguồn năng lượng an toàn và là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

2. Các thực tế về điện gió ngoài khơi

Các trang trại điện gió ngoài khơi nằm cách bờ biển hơn 5 km trong vùng nước sâu hơn 10m, sử dụng các tuabin rất lớn (tuabin công nghệ mới nhất có công suất lên tới 14MW) và quy mô lớn hơn (lên đến vài GW).

Do công suất lớn và ở xa bờ nên dự án đỏi hỏi phải có các trạm biến áp và cáp ngầm chuyên dụng để vận chuyển điện lên lưới. Các tuabin gió, thiết kế móng, phương pháp lắp đặt và chuỗi cung ứng được thiết kế phù hợp với các điều kiện ngoài khơi. Chuỗi cung ứng điện gió xa bờ cũng khác với điện gió gần bờ. Do quy mô lớn, tương đương với một nhà máy điện khí LNG, chi phí đầu tư trang trại điện gió ngoài khơi cao hơn so với điện gió trên bờ và gần bờ, và cần có nguồn tài chính quốc tế.

Để khai thác tiềm năng to lớn của điện gió ngoài khơi ở Việt Nam, các nhà phát triển đang kêu gọi Chính phủ đưa ra những cơ chế rõ ràng cho ngành này, dựa vào đó sẽ thúc đầy nhiều khoản đầu tư vào việc phát triển. Chính phủ có thể thực hiện bằng cách thiết lập các mục tiêu thực sự ý nghĩa cũng như chính sách dành riêng cho ngành công nghiệp này.

Các thực tế về dự án điện gió ngoài khơi

Các thực tế về dự án điện gió ngoài khơi

Bên cạnh đó, để thực hiện việc thi công lắp đặt các dự án điện gió ngoài khơi cần phải sử dụng đến các thiết bị đặc biệt chuyên dụng dành riêng để thi công trên biển, có thể kể đến như các loại sà lan tải trọng lớn được tích hợp hệ thống thiết bị cẩu chuyên dụng, tàu lắp đặt,…

Theo Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (Global Wind Energy Council – GWEC), thế giới đang đón nhận điện gió ngoài khơi – công suất gió ngoài khơi toàn cầu sẽ tăng từ 29GW vào năm 2020 lên hơn 234 GW vào năm 2030, dẫn đầu bởi sự tăng trưởng theo cấp số nhân ở Châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ ở Châu Âu. Các quốc gia khác khởi đầu từ chính sách cho điện gió gần bờ như Đan Mạch và Trung Quốc cũng đã hoàn toàn chấp nhận điện gió ngoài khơi. Cũng giống như các thị trường này, Việt Nam có cơ hội tận dụng các điều kiện ven biển độc đáo riêng biệt, đạt được an ninh về cung cấp năng lượng, tạo việc làm và cung cấp năng lượng điện gió sạch ngoài khơi trong nhiều năm tới.

[Nguồn: Sưu tầm]